Mỗi bài đọc hiểu học nhiều điều hay

11,99 

Nếu thấy con mình có biểu hiện đọc hiểu kém cha mẹ nên lưu ý đến một số nguyên nhân sau:
Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đọc hiểu của trẻ liên quan đến thính giác, thị giác, cơ quan vận động. Các cơ quan này khi phối hợp nhuần nhuyễn, khả năng đọc hiểu của trẻ sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu các cơ quan không phối hợp tốt, khả năng đọc hiểu của trẻ sẽ giảm.
1. Cơ quan thính giác yếu
Trong quá trình giảng bài, nếu giáo viên diễn đạt nội dung dài, phạm vi nghe của trẻ sẽ phải tăng lên để theo kịp bài giảng của giáo viên. Khi trẻ không nghe kịp, trẻ sẽ không thể tiếp thu bài giảng trên lớp và hệ quả là thành tích học tập giảm sút.
Ngoài nghe phạm vi, còn có: nghe tập trung, nghe phân tích, nghe ghi nhớ, nghe hiểu.
2. Cơ quan thị giác yếu
Trong quá trình học, đọc và xem đề bài có liên hệ mật thiết với nhau. Khi câu chữ hoặc con số gần giống nhau, trẻ cần khả năng nhìn phân biệt, để giảm thiểu sai lầm khi đọc hiểu và làm bài.
Khả năng nhìn phạm vi cũng cần tăng lên giúp trẻ dung nạp câu chữ hoặc con số dài, trong quá trình đọc hiểu, trẻ sẽ không bỏ sót chữ hoặc số. Tốc độ đọc và tỉ lệ chính xác của câu chữ sẽ bị ảnh hưởng nếu khả năng nhìn phạm vi của trẻ giảm.
Ngoài nhìn phạm vi, còn có: nhìn tập trung, nhìn phân biệt, nhìn ghi nhớ, nhìn hiểu.
3. Cơ quan vận động yếu
Trong quá trình học, trẻ cần phải viết câu chữ và con số. Lúc này, các cơ quan thính giác, thị giác, cơ quan vận động cần phối hợp nhuần nhuyễn. Bài tập viết truyền thống đòi hỏi trẻ phải sao chép câu chữ từ sách giáo khoa, nếu cơ bàn tay không linh hoạt, theo thời gian, tư thế và cách viết sẽ ảnh hưởng đến câu chữ. Nếu trẻ đọc hiểu không chính xác, khả năng viết cũng sẽ giảm sút.

Nhà phát hành: Đại Học Sư Phạm

Hết hàng

Thanh toán nhanh chóng an toàn bảo mật

Mã: TS004801 Danh mục: