Văn Minh Vật Chất Của Người Việt

26,99 

Trên tay chúng ta là một cuốn sách lạ. Trong thư mục trước tác của các tác giả Việt Nam tôi chưa thấy một cuốn nào cùng loại. Văn minh vật chất của người Việt là một chủ đề quá rộng dù tác giả đã giới hạn nó trong thời đại “tiền công nghiệp”.

Song chủ đề này cũng thật giản dị. Nó là câu chuyện của các đồ vật do con người làm ra và sử dụng. Những đồ vật ấy làm nên cái thế giới vật chất nhân tạo mà ta sống trong đó, biến đổi nó và cùng tiến hóa với nó. Quan hệ người với thiên nhiên, người với người được bàn luận, khảo cứu, nghiền ngẫm rất nhiều nhưng quan hệ tương tác người với đồ vật thì thường được coi là hiển nhiên đơn giản. Song cũng hiển nhiên là cái nhà vệ sinh, đồ vật ta dùng tắm rửa, trang điể không phải là quá nhỏ nhặt mà chừng mực nào đó chúng đánh dấu những cột mốc văn minh nhân loại. Trong những đóng góp của người Việt vào văn hóa thế giới tôi cho rằng nhất định có những cái bát, cái bình, cái lọ, cái thạ gốm thời Lý-Trần. Sự phát minh và mỗi bước cải tiến của cái cày hay các công cụ cấp thoát nước cho ruộng lúa rõ ràng là quyết định đối với nền văn minh lúa nước và Ở Bảo tàng Dân tộc học Hà Nội khán giả thích thú học hỏi được bao điều từ các đồ vật của con người Việt Nam. Bộ bách khoa bằng hình ảnh “Technique du peuple Annamite” (tạm dịch: Kỹ thuật của người An Nam) do H.Oger chủ biên và các nghệ sĩ Việt Nam minh họa thật quý giá về mặt nghiên cứu và nghệ thuật. Phan Cẩm Thượng không dừng ở việc trình bày một lát cắt thời gian, một toàn cảnh đương đại của thế giới đồ vật mà xem xét vô vàn đồ vật và công việc “của người Việt” cả theo chiều lịch đại, bổ dọc lịch sử, nhằm cho thấy sự tiến hóa của thế giới ấy, và của cộng đồng chủ nhân thế giới ấy, chủ yếu từ cái nôi của nó là đồng bằng sông Hồng vào tới bắc Trung bộ, từ thời tiền, sơ sử tới thế kỷ 19. Làm một công việc đồ sộ, khảo cứu một diện tư liệu mênh mông quá sức một cá nhân như chính ông bộc bạch: “Khi viết như được dẫn dắt bởi một người xưa nào đó, đọc cho chép, và viết theo cảm hứng, chứ nghiên cứu ở đâu ra được ngần ấy thứ” (E-mail gửi Nguyễn Quân, 29/6/2010).

Đó là một cái may để tôi và quý độc giả được cầm trên tay một cuốn sách hay. Nhờ phương pháp khảo cứu và phong cách viết đặc sắc của riêng nên người viết mới bao quát được diện rộng, sắp xếp ngăn nắp, mạch lạc các chủ đề tưởng như sẽ quá dàn trải, đồng thời tùy hứng đi sâu vào những chủ đề mình đặc biệt quan tâm, những lập luận mình đặc biệt cam kết, những chi tiết mình đặc biệt hứng thú. Văn phong linh hoạt pha trộn cả cách làm nghiên cứu, tư biện chuyên nghiệp lẫn cách viết tản văn sinh động, ngẫu hứng. Các tư tưởng uyên thâm trừu tượng, có khi khá cực đoan thách thức, chung sống với những tự sự trần trụi tươi sống và những cảm hứng nghệ sĩ vỗ cánh bay lên. Nhờ sự pha trộn khéo léo, tự nhiên ấy mà mấy trăm trang sách rất hay, nhẹ nhàng “dễ đọc”, không khô khan giáo huấn.

Cuốn sách dầy với lượng minh họa lớn và đẹp là một món quà trí tuệ quý giá: Ta biết rất nhiều về thế giới vật chất mà ông cha, tổ tiên ta, chính chúng ta đã và đang tạo ra, sử dụng, hưởng thụ. Thế giới vật chất ấy làm ta thành văn minh và tạo nên một phần quan trọng của Văn minh Việt rất đáng tự hào. Qua cách nhìn từ nhiều khía cạnh, cả cái yếu và cái mạnh, cái hay và cái dở, cái “tốt” và cái “xấu”, cái kém cỏi và cái giỏi giang, cái cấp tiến và cái hủ lậu và của dân mình, ta dường như tự nhìn lại mình và dân tộc mình một cách rõ ràng hơn, âu yếm hơn. Một cuốn sách khó xếp gọn vào hạng mục lịch sử văn hóa, văn hóa học hay dân tộc học, xã hội hướng đạt tới một chiều kích nghiên cứu đáng nể trọng.

Nhà phát hành: Zenbooks

Hết hàng

Thanh toán nhanh chóng an toàn bảo mật