“Bạn cho rằng cái chết của Yuriko sẽ làm tôi ngạc nhiên, sửng sốt? Không hề. Rằng tôi căm thù kẻ đã sát hại nó? Cũng không.”
Ngay từ đầu truyện, tác giả đã “ngửa bài” về cách nhìn và giọng kể chuyện của mình. Và cho đến cuối cùng, Natsuo Kirino – cũng như trong mọi tác phẩm đậm đặc chất đen tối của bà – tuyệt đối trung thành với một cái nhìn dửng dưng trước rất nhiều điều xấu xa của câu chuyện. Câu chuyện trong Xấu được kể lại qua giọng chị gái ruột của Yuriko xấu số.
Nhân vật Yuriko là một cái cớ tuyệt vời để Natsuo Kirino thực hiện một cuộc khảo sát khốc liệt vào mặt khuất tối tăm của tâm hồn những người phụ nữ đặc biệt đẹp nhưng cũng vô cùng lệch lạc, dựng ra một bức tranh xã hội Nhật Bản không một chút tô hồng và chứng minh rằng cái Đẹp có thể chứa đựng sự Xấu to lớn đến mức nào.
Nhận định
“Hãy chuẩn bị sẵn sàng cho một cuốn sách vô cùng khác biệt với mọi thứ chúng ta từng đọc trong mảng văn học trinh thám.”
– The Independent
“Xấu không phải một cuốn tiểu thuyết trinh thám, mà là một nghiên cứu nhân học […] các nhân vật mang tính biểu tượng cao độ…”
– The Los Angeles Times
“Nằm bên dưới câu chuyện này là những câu hỏi sâu sắc hơn: điều gì dẫn dắt phụ nữ tới nghề làm điếm, mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội thì như thế nào, ngoài ra cũng có những suy tư triết học bất ngờ, chẳng hạn như về ý nghĩa của bản thể […]
– The Independent
“Nằm ở trung tâm cuốn tiểu thuyết của Kirino là nghịch lý khủng khiếp này: tại Nhật Bản, nếu là một con quái vật, một kẻ xấu, ta có thể có được một chút tự do.”
– The Washington Post