Kỷ Luật Tích Cực
Hầu hết mọi người đều nghĩ kỷ luật đồng nghĩa với trừng phạt.Thực tế không phải vậy. Từ “kỷ luật” (discipline) xuất phát từ từ gốc Latin disciplina có nghĩa là “giảng dạy, đào tạo, giáo dục” và từ discipulus có nghĩa là “đồ đệ hoặc học trò”. Và Kỷ luật tích cực (Positive Discipline) là sự dạy dỗ và học hỏi – không phải sự trừng phạt. Áp dụng những phương pháp Kỷ luật tích cực trong gia đình, trong nhà trường và trong lớp học có nghĩa là tất cả các phụ huynh, giáo viên và học sinh cùng đồng lòng tham gia xây dựng một cộng đồng để cao sự tôn trọng lẫn nhau, xây dựng sự tự tôn và tinh thần trách nhiệm đồng thời nuôi dưỡng tài năng học thuật của các em.
Nhưng Kỷ luật Tích cực cũng không có nghĩa là xóa bỏ hết các cách xử lý đối với những hành vi nguy hiểm và nghiêm trọng. Những cách xử lý đó rất quan trọng trong xã hội dân sự.Nói đúng hơn, sự đồng thuận đó có nghĩa là chúng ta sẽ xem lại toàn bộ mọi chuyện trước khi để hành động gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Nó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ áp dụng cách giải quyết như thế nào đối với các hành vi nghiêm trọng và nguy hiểm, và những kết quả theo sau của các cách giải quyết đó, để trẻ hình thành được sự kết nối bền chặt hơn với cộng đồng của mình, thay vì bị cô lập và đẩy ra xa.
Bạn cứ để ý mà xem, bên cạnh các bậc phụ huynh và các thầy cô “siêu nhân” là các bậc cha mẹ và thầy cô nói rằng mình quá bận rộn để dành thời gian dạy trẻ các kỹ năng xã hội và cuộc sống. Nhưng chính họ lại tức giận khi trẻ “không tự học được cách cư xử”.Không biết họ nghĩ trẻ sẽ học được những hành động mẫu mực ở đâu.Quá nhiều người lớn đang “đổ lỗi” cho trẻ thay vì tự nhận phần trách nhiệm của mình trong việc để trẻ cư xử chưa hay.
Kỷ luật Tích cực giúp trẻ và người lớn chấm dứt cái vòng luẩn quẩn này bằng cách khuyến khích trách nhiệm xã hội.Cha mẹ và thầy cô thường không nhận ra rằng mình đã làm cho trẻ quá nhiều việc mà trẻ có thể tự làm.Họ không dành thời gian để dạy trẻ cách đóng góp/góp phần vào công việc ở nhà hoặc ở lớp học.Hãy lập một danh sách.Các thầy cô, có bao nhiêu việc trong lớp học các thầy cô đang làm mà trẻ có thể làm thay?Các vị phụ huynh, bạn đang làm bao nhiêu việc cho trẻ chỉ để “tiện và nhanh” thay vì để con làm và giúp trải nghiệm cảm giác được đóng góp?
Kỷ luật Tích cực quy tụ vốn tri thức của nhiều tác giả đi trước, tạo ra một diễn đàn ấm cúng dành cho cha mẹ và giáo viên – những người kỳ vọng vào các nguyên tắc vĩnh cửu mang tính thực tiễn chứ không phải lý thuyết suông. Tiến sĩ Jane Nelsen đưa ra một bộ hướng dẫn mang tính thực tiễn cao dành cho các bậc cha mẹ và giáo viên mong muốn giúp con em mình xây dựng tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm, năng lực và thái độ tích cực.Cuốn sách đã được áp dụng như một tài liệu trong chương trình đào tạo được quốc tế công nhận – Chương trình Phát triển Năng lực
Con người được tổ chức trên toàn Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Châu Phi. Các nguyên tắc được nêu trong cuốn sách có giá trị thực tiễn và cung cấp một nền tảng vững chắc để làm giàu cho kinh nghiệm của mỗi gia đình.
Trong suốt 25 năm qua, Kỷ luật Tích cực đã luôn là chuẩn mực vàng cho những ai làm việc với trẻ em.Và bây giờ, Jane Nelsen, nhà giáo dục, nhà tâm lý học uy tín và đồng thời là mẹ của bảy đứa con, đã đem đến cho chúng ta một phiên bản mới, cập nhật và mở rộng hơn.Chiếc chìa khóa then chốt trong Kỷ luật Tích cực không phải là sự trừng phạt, mà là sự tôn trọng. Nelsen đã đào tạo nhiều phụ huynh và giáo viên cách cư xử vừa mềm mỏng vừa kiên quyết, để bất kỳ đứa trẻ nào – từ em bé 3 tuổi chập chững tập đi đến một bạn tuổi teen nổi loạn – cũng có thể học được cách hợp tác thật linh hoạt và tinh thần kỷ luật tích cực mà không bị tổn thương tới lòng tự trọng.