Quyển sách này đã cho thấy rằng những sự chuẩn bị kỹ lưỡng và những chiến lược đúng đắn của mẹ trong quá trình nuôi dạy con trẻ. Đây là những nền tảng vững chắc nhất để giúp trẻ có sự phát triển toàn diện về từ trí tuệ đến thể chất. Và những kinh nghiệm dạy trẻ theo phương pháp người Nhật này đã gây được sự chú ý đối với phụ hynh tại Việt Nam. Thậm chí nhiều mẹ đã nhanh chóng thay đổi quan điểm của mình và có được những cách thức đồng hành cùng sự phát triển của trẻ một cách tốt nhất.
“Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn” nêu bật một tư duy mới về giáo dục trẻ nhỏ
Mang đến 3 nội dung chính, quyển sách “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn” giúp bố mẹ biết rằng trí tuệ của trẻ có phát triển tốt hay không chính là ở giai đoạn 0 đến 3 tuổi. Không giống với những lầm tưởng cho rằng nên bắt đầu dạy trẻ khi bước vào độ tuổi mầm non. Đồng thời quyển sách còn chỉ cho bố mẹ cách giúp xây dựng môi trường cho trẻ phát triển. Và khẳng định tầm quan trọng của người mẹ trong suốt hành trình này.
Vậy để bắt đầu giúp bố mẹ xây dựng hành trình nuôi dạy trẻ, bạn hãy thay bắt đầu loại bỏ những quan điểm sai trái với chương 1.
Chương 1 – Đừng bỏ qua giai đoạn phát triển trí tuệ từ 0 đến 3 tuổi của trẻ. Mọi tố chất được quyết định trong thời điểm mấu chốt này.
Để giúp phụ huynh có định hướng đúng cho trẻ, ngay tại những nội dung đầu tiên, tác giả Ibuka Masaru khẳng định một cách mạnh mẽ rằng nếu chờ đến mẫu giáo để dạy trẻ thì đã quá muộn. Bởi trẻ sinh ra vốn là một tờ giấy trắng, thậm chí các tế bào não chưa hình thành bất kỳ sự gắn kết nào đối với nhau. Chính vì vậy, mỗi dẫn dắt của bố mẹ trong giai đoạn này được ví như là một nét bút vẽ lên tờ giấy trắng đó. Vậy bố mẹ cần vẽ để con được phát triển toàn diện. Dù hiểu được điều đó, nhưng không phải ai cũng làm được.
Ngày nay đang xảy ra một sự nhầm lẫn tai hại trong cách để bố mẹ dạy con. Đó chính là trẻ được tự do và cưng chiều khi còn nhỏ nhưng sẽ bị ràng buộc và can thiệp khi trưởng thành hơn. Và kết quả là trẻ không thể nào thích ứng được với cách giáo dục này. Đồng thời có những phản ứng lại. Chúng ta cần bài trừ ngay phương pháp này, và thay vào đó là những chuẩn mực cũng như khuôn khổ từ ngay khi trẻ chào đời. Cứ như thế cho đến khi trẻ 3 tuổi thì mọi nguyên tắc được hình thành, trẻ có thể tự do nghiêm cứu khám phá theo những khuôn khổ sẵn có.
Chương 2 – Vậy bố mẹ sẽ tạo môi trường cho trẻ trong những năm đầu đời như thế nào?
Chương 2 sẽ là những lời đáp về những điều bố mẹ cần làm để trẻ có môi trường khẳng định được khả năng của bản thân. Môi trường chính là yếu tố quan trọng hơn cả yếu tố di truyền. Và mỗi lời khuyên được đưa ra trong chương thứ hai này sẽ gắn liền đối với những minh họa thực tế từ tác giả để bạn hình dung được.
Bạn sẽ biết được bạn cần làm gì để xây dựng môi trường tốt, để loại bỏ những môi trường có hại. Cũng như khi tương tác với trẻ bạn nên làm gì và không nên làm gì. Chẳng hạn, quyển sách sẽ giúp bạn biết gia đình đông thành viên sẽ có lợi cho trẻ như thế nào? Khi cha mẹ đang tranh cãi với nhau liệu trẻ có hiểu hay không? Đồ chơi nhiều đối với trẻ tạo nên đức tính sao lãng ra sao? …
Cuối cùng tại chương 3, tác giả tạo nên một hồi kết bằng vai trò lớn lao của người mẹ
Mẹ thông thường là người kề cận bên trẻ hằng ngày trong giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi. Do đó, sức ảnh hưởng lớn từ người mẹ đối với sự phát triển của trẻ là không thể phủ nhận được. Tác giả cũng cho rằng, để dạy con hãy bắt đầu trước ngay với mẹ của trẻ. Vì vậy, chính người mẹ cũng cần liên tục trau đồi những kỹ năng để có thể tương tác tốt với trẻ, làm gương cho trẻ và giúp trẻ đi trên con đường của mình một cách thành công.
Sự tự ti và tiêu cực của bạn trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng cần nên loại bỏ để tránh gây nên những tác động không tốt. Nghiêm trọng hơn trẻ có thể phát triển lệch lạc.
Những kinh nghiệm được nêu lên từ quyển sách “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn” chính là kết quả từ những công trình nghiên cứu của tác giả. Chính vì vậy mà bạn có thể hoàn toàn tin tưởng vào những giá trị mà quyển sách mang lại. Có không ít bố mẹ đã thành công trong việc thay đổi tư duy của mình. Còn bạn đã sẵn sàng chinh phục thế giới cùng trẻ trong giai đoạn 0 đến 3 tuổi?